15 khln-ttyt.doc
PHÒNG GD & ĐT CHÂU PHÚ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
|
TRƯỜNG TH A BÌNH THỦY
|
Độc lập – Tự do – Hạnh
phúc
|
Số: /KHLN-ABT-TYT
|
Bình Thủy, ngày 10 tháng
02 năm 2020
|
KẾ HOẠCH PHỐI HỢP
Thực
hiện phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
của virus Corona (nCoV) và dịch bệnh mùa đông xuân năm 2020
Căn cứ Thông tư liên tịch số
13/2016/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 12/5/2016 của liên Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế về việc
quy định công tác y tế trường học;
Thực hiện Kế hoạch
liên tịch số 15/KHLT-TTYT-PGD&ĐT ngày 2 tháng 1 năm 2020 giữa Trung tâm y tế
huyện và PGD&ĐT Châu Phú về việc ban hành Kế hoạch phối hợp liên ngành y tế
- giáo dục và đào tạo về công tác phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS trong trường học huyện Châu Phú năm 2020;
Thực hiện công văn
số 54/UBND-VP ngày 3/2/2020 của UBND huyện Châu Phú về việc tăng cường công tác
phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây
ra;
Thực hiện công văn số công văn số
83/PGDĐT-NG ngày 06/02/2020 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
do Virus Corona gây ra; kế hoạch 86/KH-PGĐT ngày 07/02/2020 về phòng chống dịch
bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Vi rút Cô-rô-na) và dịch
bệnh mùa đông xuân năm 2020;
Trước tình hình dịch bệnh viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới của Corona vi rút gây ra diễn biến ngày càng phức
tạp. Trường TH A Bình Thủy và Trạm Y Tế xã thống nhất phối hợp thực hiện các
hoạt động phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS... tại nhà trường, gia đình và cộng
đồng, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU
1. Mục đích:
Tăng
cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và lây
lan của dịch, chủ động ứng phó có hiệu quả nhất góp phần bảo vệ, chăm sóc,
nâng cao sức khỏe cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.
2. Yêu cầu
-
Theo dõi, quản lý tốt sức khỏe học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên, giám sát
chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, ngăn chặn
kịp thời không để dịch bệnh xâm nhập vào nhà trường.
- Phối hợp với y tế xã xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học
sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên và cha mẹ học sinh về nguyên nhân, hậu quả
và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV và dịch bệnh
mùa đông xuân.
3. Triển khai các hoạt động
vệ sinh phòng bệnh trong nhà trường, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh học đường,
nguồn lực và cơ sở vật chất
sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh.
II/. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Triển khai đến tất cả các cán bộ,
giáo viên, nhân viên, phụ huynh học và toàn thể học sinh trên phạm vi toàn trường.
Thời gian áp dụng từ tháng 02 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020. Thực hiện một số
giải pháp chủ động phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi
rút Corona (nCoV-2019) gây ra, các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng,
HIV/AIDS, như sau:
1/. Trạm Y tế
1.1.1.
Trạm y tế:
-
Thông tin hàng tuần đến các đơn
vị trường học trong địa bàn với các nội dung có liên quan như: số ca mắc bệnh
viêm phổi cấp do vi rút nCoV-2019
gây ra, số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, số học sinh mắc bệnh sốt xuất
huyết, tay chân miệng.
-
Thông tin và cung cấp kiến thức
cho học sinh về phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do nCoV-2019 vi rút, sốt xuất huyết, tay chân miệng, số hộ gia đình
của học sinh có lăng quăng thông qua giám sát tại cộng đồng khi xử lý dịch. Để
từ đó nhà trường có thông tin kịp thời và có nhắc nhở học sinh phối họp cùng
gia đình chủ động cách ly, điều tra khoanh vùng đối tượng tiếp xúc báo cáo cơ
quan chức năng, chủ động vệ sinh trường lớp, hạn chế tiếp xúc làm dịch lây lan.
Đối với bệnh sốt xuất huyết, chủ động diệt lăng quăng, diệt muỗi phòng chống
sốt xuất huyết.
- Viết bài truyền thông, cung cấp tài liệu truyền thông và hướng dẫn cách
sử dụng đến các trường học trên địa bàn (Trung tâm y tế cung cấp).
- Phối họp với các trường học trên địa bàn, tham gia nói chuyện chuyên đề
về phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do nCoV-2019
vi rút, phòng chống HIV/AIDS, sốt xuất huyết, tay chân miệng cho toàn thể học
sinh trong sinh hoạt dưới cờ ít nhất 01 lần/trường/tháng. Cho giáo viên chủ
nhiệm 01 lần/trường/qúy.
- Phối hợp với các trường học trên địa bàn, tổ chức chống dịch khi có học
sinh trong trường mắc bệnh sốt xuất huyết như: thực hiện tốt vệ sinh môi trường
diệt lăng quăng, chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo cho đoàn phun hóa chất đạt
hiệu quả về chuyên môn.
- Kết hợp với cán bộ Trung tâm y tế huyện tổ chức điều tra, xử lý triệt để
các ổ dịch tay chân miệng tại các đơn vị giáo dục và các cơ sở chăm sóc trẻ.
-
Chủ động xây dựng kế hoạch phối
hợp với trường học, giám sát, đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phòng
HIV/AIDS, phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng hàngtháng/01 lần.
2/. Ngành Giáo dục và Đào tạo
2.1. Phòng Giáo dục và Đào tạo
-
Chỉ đạo, đôn đốc Hiệu trưởng các
đơn vị giáo dục và các cơ sở chăm sóc giáo dục cho trẻ khẩn trương triển khai
các biện pháp truyền thông cho cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ y tế trường học,
giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và người chăm sóc trẻ về các biện pháp
phòng HIV/AIDS, phòng chống dịch bệnh; đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn
thực phẩm trong cơ sở; theo dõi sức khỏe của trẻ, phát hiện sớm các trường hợp
mắc bệnh báo cáo ngành Y tế phối họp xử trí kịp thời.
-
Phối họp Trung tâm y tế tập huấn,
hướng dẫn kiểm tra giám sát đánh giá các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại
các điểm trường.
-
Tham gia đầy đủ các cuộc họp chỉ
đạo, Phòng HIV/AIDS, phòng chống dịch bệnh: Sốt xuất huyết, tay chân miệng của
UBND huyện để kịp thời phối hợp chỉ đạo.
2.2. Trường học
-
Nhà trường tổ chức các hoạt động
truyền thông trong trường học: Sinh hoạt dưới cờ, nói chuyện chuyên đề, sinh
hoạt chủ nhiệm.... tổ chức thi đố vui và các hình thức phù hợp khác.
+
Thông tin bệnh sốt xuất huyết,
tay chân miệng trong trường học, các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết, tay
chân miệng, động viên nhắc nhở học sinh tham gia diệt lăng quăng, diệt muỗi tại
gia đình, nhất là những hộ gia đình học sinh có lăng quăng thông qua thông tin
của Trạm y tế khi đi giám sát tại cộng đồng.
+
Nhà trường phát thanh trên loa
vào giờ giải lao cho các em học sinh nghe các bài tuyên truyền về phòng chống
bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng.
+
Giáo viên chủ nhiệm giải thích
lợi ích các hành vi phòng chống sốt xuất huyết. Học sinh chia sẽ kinh nghiệm
tham gia phòng chống sốt xuất huyết tại gia đình và đưa ra lời hứa hẹn thực
hiện.
-
Phân công cán bộ kết họp với Trạm
y tế tổ chức khảo sát, đánh giá kiến thức, thái độ thực hành về phòng chống sốt
xuất huyết trong gia đình học sinh mỗi 06 tháng.
-
Các cơ sở giáo dục và các cơ sở
chăm sóc trẻ kết họp các buổi họp phụ huynh phổ biến cách phòng chống bệnh tay
chân miệng; phát hiện sớm các trường họp mắc bệnh, có biện pháp cách ly để
tránh lây lan trong gia đình và cộng đồng; đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều
trị kịp thời; đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phâm tại gia
đình.
- Báo cáo các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng
trong trường học cho Ngành Giáo dục và Ngành Y tế theo quy định.
III/. TỎ CHỨC TH ựC HIỆN
-
Trên cơ sở các biện pháp phòng
chống dịch cụ thể nêu trên, Trung tâm y tế và Phòng Giáo dục-Đào tạo triển khai
các hoạt động cụ thể phù hợp với chức năng của ngành mình và căn cứ vào mục
đích, yêu cầu đặt ra trong kế hoạch liên ngành để hướng dẫn các trường học,
Trạm y tế.
-
Trung tâm y tế và Phòng Giáo
dục-Đào tạo chỉ đạo các đơn vị thuộc địa bàn quản lý phối hợp chặt chẽ thực
hiện các hoạt động nhằm kiểm soát tốt tình hình bệnh sốt xuất huyết, tay chân
miệng tại các cơ sở giáo dục và cơ sở chăm sóc trẻ.
-
Phối hợp với Đài Truyền thanh
huyện Châu Phú và xã-thị trấn tổ chức truyền thông về HIV/AIDS, bệnh sốt xuất
huyết, tay chân miệng, tuyên truyền các hoạt động phối hợp giữa Trung tâm y tế
và Phòng Giáo dục-Đào tạo trong việc triển khai phòng chống dịch bệnh trong
trường học và tại cộng đồng.
-
Tổ chức giám sát liên ngành Y
tế-Giáo dục mỗi tháng/01 lần, nhằm đánh giá và kịp thời hỗ trợ, việc phối hợp
thực hiện các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết,
-
Trung tâm y tế kết hợp Phòng Giáo
dục Đào báo cáo kết quả hoạt động vào cuối năm 2020 và cuối năm học 2019-2020
về UBND huyện Châu Phú và các ngành có liên quan để đánh giá việc thực hiện
triển khai kế hoạch.
-
Trung tâm y tế huyện phối hợp với
Phòng Giáo dục-Đào tạo căn cứ vào kết quả hoạt động của nhà trường, ý kiến của
Trạm y tế và chính quyền địa phương để xét và đề nghị Ban chỉ đạo chương trình
phòng chống dịch sốt xuất huyết khen thưởng cho các trường học có thành tích
hoạt động xuất sắc.
IV/. ĐÁNH GIÁ
-
Tổ chức giám sát liên ngành Y
tế-Giáo dục mỗi 06 tháng, nhằm đánh giá và kịp thời hỗ trợ, việc phối hợp các
hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm giữa Trạm y tế và trường học.
-
Căn cứ kết quả giám sát liên
ngành và kết quả điều tra mỗi 06 tháng. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để
đánh giá hiệu quả thực hiện theo từng cấp.
V/. KHEN THƯỞNG
Trung tâm y tế phối hợp với Phòng
Giáo dục-Đào tạo căn cứ vào kết quả hoạt động của nhà trường, ý kiến, của Trạm
y tế và chính quyền địa phương để xét và đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống dịch
khen thưởng cho các trường học có thành tích hoạt động xuất sắc.
Nơi nhận:
- TTYTDP tỉnh An Giang;
- Thường trực UBND huyện;
- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Giám đốc Trung tâm y tế;
- Các đon vị trực thuộc PGD&ĐT;
- Trạm y tế xã-thị trấn;
- LưuVT.