Chào mừng đến với Website trường THCS Long Toàn
KẾ HOẠCH PHONG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID 19
KẾ HOẠCH PHONG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID 19

PHÒNG GD & ĐT CHÂU PHÚ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH A BÌNH THỦY

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:      /KH-ABT

Bình Thủy, ngày 10  tháng 02  năm 2020

 

 

KẾ HOẠCH

 

Phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona và dịch bệnh mùa đông xuân năm 2020

 

 

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020; Chỉ thị 06/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona; Công điện số 121/CĐ-CP ngày 23/01/2020 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra;

 

 

Thực hiện Công văn số 260/BGDĐT-GDTC ngày 31/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra trong trường học; Kế hoạch hành động số 51/KH-BGDĐT ngày 31/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona và dịch bệnh mùa đông xuân năm 2020;

 

Tiếp theo Công văn số 300/SGDĐT-CTTT ngày 01/02/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Corona gây ra; Kế hoạch số 336/KH-SGDDT ngày 05/02/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc kế hoạch phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Vi rút Cô-rô-na) và dịch bệnh mùa đông xuân năm 2020;

Thực hiện công văn số 63/PGDĐT-NG ngày 30/01/2020 của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Châu Phú về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân; công văn số 72/PGDĐT-NG ngày 04/02/2020 về việc trang bị máng rửa tay phòng, chống dịch bệnh Corona nCoV; công văn số 83/PGDĐT-NG ngày 06/02/2020 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Virus Corona gây ra; kế hoạch 86/KH-PGĐT ngày 07/02/2020 về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Vi rút Cô-rô-na) và dịch bệnh mùa đông xuân năm 2020;

 

Trường TH A Bình Thủy xây dụng kế hoạch phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Vi rút Cô-rô-na) và dịch bệnh mùa đông xuân năm 2020, cụ thể như sau:

 

I. MỤC TIÊU

 

1. Mục tiêu chung

 

Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh, chủ động ứng phó có hiệu quả nhất, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của học sinh, giáo viên, cán bộ,

 

nhân viên trong trường học.

 

2. Mục tiêu cụ thể

 

-   Theo dõi, quản lý tốt sức khỏe của học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên trong nhà trường; giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, ngăn chặn kịp thời không để dịch bệnh xâm nhập vào trường học.

 

-   Phối hợp với trạm y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên và cha mẹ học sinh về nguyên nhân, hậu quả, các biện pháp phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra và dịch bệnh mùa đông xuân.

 

-   Triển khai các hoạt động vệ sinh phòng dịch tại trường học, phối hợp Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế thực hiện phun xịt khử khuẩn tất cả các khu vực trong trường học, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh học đường, nguồn lực và cơ sở vật chất sẵn sàng đáp ứng kịp thời các tình huống về dịch bệnh trong nhà trường.

 

II. CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH

 

-    100% học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên, cha mẹ học sinh được truyền thông về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona và dịch bệnh mùa đông xuân.

 

-    100% học sinh, học viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên trong các nhà trường được theo dõi, quản lý về sức khỏe.

 

-   100% các đơn vị trường học phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

 

-    100% các khu vực trường học đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn lực và cơ sở vật chất sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh trong các nhà trường.

 

 

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

 

1.  Đẩy mạnh truyền thông về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona và dịch bệnh mùa đông xuân đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và học sinh cảu nhà trường.

 

-   Y tế học đường kết hợp với Ban chăm sóc sức khỏe học sinh, Tổng phụ trách Đội, Công Đoàn, Đoàn thanh niên tích cực truyền thông dưới cờ; truyền thông trong buổi họp PHHS, họp chi bộ mở rộng trong trường, các buổi họp tổ, khối chuyên môn để học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên, cha mẹ học sinh nắm vững tầm quan trọng, yêu cầu, nội dung của công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra và dịch bệnh mùa đông xuân. Thường xuyên cập nhật thông tin chính thống của ngành chức năng (các tài liệu từ cơ quan y tế); nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, không lơ là, mất cảnh giác dù ở bất cứ thời điểm nào; giáo dục học sinh làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra và dịch bệnh mùa đông xuân cho gia đình và cộng đồng.

 

 

-   Hướng dẫn học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc; giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, súc miệng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng viêm phổi; cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

 

-    Phát huy mô hình, các hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em nhằm tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh trong trường học và cộng đồng.

 

-   Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân triển khai có hiệu quả, góp phần trong công tác phòng chống dịch bệnh.

 

2. Tổ chức, chỉ đạo điều hành

 

-   Củng cố, duy trì hoạt động y tế trường học, ban chăm sóc sức khỏe học sinh để nâng cao chất lượng, hiệu quả và chủ động trong phòng chống dịch bệnh, kịp thời chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống và ứng phó khi dịch bệnh xảy ra tại địa phương và trong nhà trường.

 

-   Vận động các nguồn đóng góp, xã hội hóa, các nguồn thu hợp pháp và quỹ chăm sóc sức khỏe học sinh để củng cố và kiện toàn hệ thống y tế trường học, các tiêu chuẩn, quy định về nhân lực, trang thiết bị, thuốc thiết yếu, phòng y tế của các trường mầm non và phổ thông phù hợp với điều kiện thực tiễn theo khu vực và địa phương, quy mô của trường, lớp nhưng đảm bảo được việc ứng phó hiệu quả nhất đối với dịch bệnh.

 

-   Thường xuyên thẽo dõi các thông tin chính thống từ nguồn thông tin của Bộ y tế để nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên y tế trường học, tăng cường hiệu quả hoạt động y tế trường học, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, tư vấn, phòng, chống dịch bệnh và nâng cao sức khỏe đối với trẻ em, học sinh.

 

-   Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động y tế trường học, phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học đảm bảo thích ứng với các tình huống về dịch bệnh trong các nhà trường.

 

-   Lập kế hoạch và tổ chức quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe, bệnh tật, của cán bộ, giáo, nhân viên, học sinh trong trường.

 

-   Theo dõi, kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ các hoạt động y tế trường học và phòng chống dịch, bệnh tại trường học.

 

-   Công bố, niêm yết số điện thoại đường dây nóng của các cơ quan y tế cho toàn thể học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh liên hệ khi cần thiết.

 

3.  Xây dựng phương án xử trí các tình huống diễn biến của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona và dịch bệnh mùa đông xuân có thể xảy ra trong trường học.

 

a. Tình huống 1: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh trong trường học.

 

-    Tăng cường hoạt động theo dõi, giám sát, chăm sóc sức khỏe cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường. Chỉ đạo các đơn vị trường học xây dựng kế hoạch phòng chống dịch; phối hợp với trạm y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong trường học tại địa phương; tổ chức phun thuốc, dung dịch sát khuẩn, trang bị đầy đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng, nước sạch, thiết bị đo nhiệt độ điện tử, … giáo dục và rèn luyện thói quen thường xuyên rửa tay với xà phòng. Tổ chức vệ sinh trường, lớp sạch sẽ, thông thoáng; Phân công trực vệ sinh hàng ngày.

 

-   Phối hợp chặt chẽ với trạm y tế và UBND xã theo dõi tình hình dịch bệnh và sự lưu hành của bệnh viêm phổi cấp do chủng mới virus Corona gây ra; tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính với các biểu hiện nghi ngờ do chủng mới virus Corona gây ra và dịch bệnh mùa đông xuân, báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh và tổ chức thực hiện về các cấp quản lý.

 

-   Xây dựng thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch trong trường học. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, các biện pháp phòng bệnh, kịp thời cung cấp thông tin để cán bộ, nhà giáo, học sinh không hoang mang, lo lắng.

 

b. Tình huống 2: Xuất hiện trường hợp bệnh xâm nhập vào trường

 

học

 

-   Thường xuyên theo dõi, chăm sóc sức khỏe của cán bộ, nhà giáo và học sinh trong toàn trường; họp hàng tuần và đột xuất, báo cáo kịp thời tình hình cho cấp quản lý và chính quyền địa phương một cách nhanh nhất.

-   Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nghi ngờ do chủng mới virus Corona gây ra.

 

-   Phối hợp với ngành y tế tích cực triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh; các biện pháp cách ly những trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ, tổ chức theo dõi chặt chẽ sức khỏe những trường hợp tiếp xúc; xử lý triệt để các ổ dịch. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, các biện pháp phòng bệnh, kịp thời cung cấp thông tin để cán bộ, nhà giáo, học sinh không hoang mang, lo lắng.

 

c. Tình huống 3: Dịch bệnh lây lan trong trường học

 

-    Thường xuyên theo dõi, chăm sóc sức khỏe của cán bộ, nhà giáo, học sinh và học viên trong toàn ngành; họp hàng tuần và đột xuất, báo cáo kịp thời tình hình cho cấp quản lý và chính quyền địa phương một cách nhanh nhất để nhận được sự chỉ đạo kịp thời.

 

-   Phối hợp với ngành y tế khoanh vùng ổ dịch, cho học sinh nghỉ học; hạn chế đi lại, phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc, đối với toàn bộ cán bộ, nhân viên, nhà giáo và học sinh trong cơ sở giáo dục có ổ dịch; giám sát các ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nghi ngờ do chủng mới virus Corona gây ra trong trường học; triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ; tổ chức theo dõi chặt chẽ sức khỏe những trường hợp tiếp xúc; tổ chức thường trực, phòng, chống dịch, các biện pháp phòng bệnh trong các cơ sở giáo dục, đảm bảo phương án, biện pháp phòng chống trong trường hợp dịch bùng phát lan rộng trong trường học.

 

-   Thường xuyên cập nhật các thông tin, thông điệp truyền thông; khuyến cáo phòng chống dịch phù hợp; thông tin để cán bộ, nhà giáo, học sinh không hoang mang lo lắng.

 

-    Tổ chức các đoàn kiểm tra tại các trường học, xử lý nghiêm các thủ trưởng đơn vị lơ là, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh.

 

4. Công tác phối hợp liên ngành

 

-    Phối hợp với ngành y tế: hướng dẫn chuyên môn về công tác phòng chống dịch bệnh, công tác y tế trường học; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cung cấp đủ nước ưống, nước sạch cho trường học; thường xuyên làm vệ sinh môi trường, vệ sinh khử khuẩn trong trường học.

 

-    Phối hợp với Công Đoàn cơ sở: tổ chức kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.

 

-    Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, triển khai các nội dung hoạt động về chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục; tổ chức các hội thi, hội thảo, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường truyền thông, huy động sự hỗ trợ, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân về công tác phòng chống dịch bệnh và y tế trường học.

 

5. Công tác kiểm tra

 

-    Đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, kiểm tra; phối hợp tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh và y tế trường học.

 

-   Ban giám hiệu và y tế học đường thường xuyên kiểm tra việc triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, y tế trường học tại các khối lớp trong trường.

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Ban giám hiệu

1.1. Tổ chức tuyên truyền phổ biến, triển khai Kế hoạch của Phòng; tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch.

1.2. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó cụ thể hóa các nhiệm vụ, lộ trình triển khai thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể; báo cáo thường kỳ/đột xuất về Phòng GDĐT theo yêu cầu để tổng hợp, báo cáo Sở GDĐT và UBND huyện.

       1.3. Đảm bảo nguồn lực và các điều kiện thực hiện kế hoạch. Phối hợp với Ban Sức khỏe kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của nhà trường (có biên bản kiểm tra được lưu giữ).

2. Các tổ chuyên môn, các ban ngành

 Tổ chuyên môn đôn đốc các các thành viên thực hiện kế hoạch. Nắm bắt thông tin về tình hình diễn biến bệnh dịch trong tổ, lớpkịp thời báo cáo BGH trước 9h hằng ngày để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo cấp huyện và Sở GDĐT.

Công đoàn, Đoàn thanh niên: tiến hành tổng vệ sinh toàn trường.

         3. Hoạt động cần thực hiện trong công tác phòng chống dịch nCoV

 

TT

Nội dung công việc

Người thực hiện/ phối hợp thực hiện

Thời gian thực hiện

1

- Tiếp tục công tác truyền thông, nắm bắt thông tin về diễn biến tình hình dịch bệnh nCoV, sức khoẻ của học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên; tổng hợp báo cáo về cơ quan quản lý cấp trên.

- Hướng dẫn các biện pháp, kỹ năng phòng bệnh hiệu quả cho trẻ em, học sinh (theo khuyến cáo của Bộ Y tế); tổ chức quản lý việc thực hiện của học sinh,cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- BGH

- Các tổ CM

Thường xuyên

2

- Thực hiện công tác vệ sinh sạch sẽ trường lớp (thường xuyên), phun thuốc khử khuẩn.

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nước sạch, xà phòng, nước tẩy rửa... phục vụ phòng chống dịch.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

- BGH, nhóm trực

- Trạm y tế xã.

- Công đoàn, ĐTN

Xong trước ngày 10/02/2020

3

- Tổ chức kiểm tra thực hiện công tác phòng, chống dịch nCoV.

- Các tổ tự rà soát, kiểm tra đảm bảo triển khai đầy đủ các hoạt động phòng chống dịch

- BGH;

- Ban sức khỏe.

Xong trước ngày 10/02/2020

4

- Tăng cường công tác quản lý học sinh trong thời gian nghỉ học; hướng dẫn học sinh tự học, ôn tập kiến thức.

- Thông tin hai chiều với phụ huynh học sinh về tình hình sức khoẻ của học sinh và các hoạt động quản lý học sinh.

- GVCN,

- Phụ huynh học sinh

Thường xuyên

5

Tập hợp đầy đủ văn bản về phòng chống dịch của trung ương, cấp tỉnh, địa phương; các kế hoạch, biên bản kiểm tra, văn bản triển khai thực hiện phòng chống dịch của đơn vị.

- BGH; nhân viên văn thư, YTHĐ

 

Thường xuyên cập nhật

6

Thực hiện báo cáo nhanh thường kỳ và đột xuất theo yêu cầu.

- BGH

- YTHĐ

Thường xuyên cập nhật

 

Khi có hiện tượng bất thường về dịch bệnh, cần thông báo ngay cho cơ quan y tế để được thăm khám, điều trị; đồng thời có báo cáo nhanh về Ban giám hiệu (di động: 036.399.6147 đ/c An) để có hướng dẫn kịp thời.

 

Trên đây là kế hoạch phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra và dịch bệnh mùa đông xuân năm 2020 của Trường Th A Bình Thủy./.


 

 

Nơi nhận:

-  Phòng GDĐT (Thầy Danh);

 

-  VP. UBND xã;

 

-  Tổng phụ trách;

-  Công Đoàn trường;

-  Phòng Y tế;

-  Trạm y tế;

-  Các tổ trường;

-  Lưu: VT, YT.


 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

   Lý Hòa An


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông báo
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1